Làm sao để sống sót thoát khỏi sóng thần?

Ngày đăng: 27-03-2011 | Lượt xem: 2011

 Làm sao để sống sót thoát khỏi sóng thần?

(Theo VnMedia) – Người dân Nhật Bản đang phải oắn mình đề chống chọi với thảm họa thiên tai kép động đất kéo theo sóng thần vô cùng dữ dội. Là một trong những quốc gia thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất mạnh nên người dân Nhật Bản luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, trong tư thế sẵn sàng chống đỡ với động đất. Mặc dù vậy, họ vẫn không kịp trở tay trước một trận sóng thần lên tới 10 mét kéo theo sau trận động đất mạnh 8,9 độ richte.
Thiệt hại do sóng thần là vô cùng lớn, cả về người và của.
Từ bài học của Nhật Bản và nhiều quốc gia đã từng phải hứng chịu những trận sóng thần kinh hoàng, chúng ta hãy chuẩn bị sẵn tinh thần nếu không may nằm trong “tâm sóng thần”.
1. Tìm hiểu về nguy cơ sóng thần có thể xảy ra ở nơi bạn sinh sống:
Điều quan trọng là bạn phải biết liệu nơi bạn đang sinh sống có nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra sóng thần hay không. Bạn có thể gặp nguy nếu:
– Nhà bạn, trường học hay nơi làm việc của bạn nằm trên một thành phố ven biển.
– Thang máy của nhà bạn, trường học hay nơi làm việc của bạn nằm ngang mực nước biển hoặc thậm chí thấp hơn mực nước biển.
– Có cảnh báo về dấu hiệu sắp xảy ra sóng thần ở nơi bạn sinh sống.
– Sóng thần đã từng tấn công khu vực bạn đang sinh sống trong quá khứ.
2. Luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng:
Nếu khu vực bạn sinh sống nằm trong “cảnh báo đỏ”, hay chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc sơ tán với một gói hành lý an toàn.
– Sắp sẵn một “balo an toàn” gồm có thực phẩm, nước và các nhu yếu phẩm cẩn thiết như quần áo ấm, phao, chăn màn và đừng quên bộ đồ sơ cứu. Để chúng ở một nơi dễ tìm kiếm trong nhà để khi thảm họa xảy ra, các bạn có thể dễ dàng “khăn gói lên đường”.
– Sắp sẵn một “balo thoát hiểm cá nhân” cho mỗi người trong gia đình và một “balo” đại những đồ dùng chung cho cả gia đình. Và cũng đừng quên chuẩn bị đồ cho những vật nuôi thân thiết của bạn nhé.
– Lên kế hoạch sơ tán cụ thể và rõ ràng cho cả gia đình.
3. Lắng nghe những thông tin dự báo thời tiết:
Đó là điều vô cùng quan trọng để xác định sóng thần sắp ập tới hay chưa để tiến hành một cuộc sơ tán kịp thời. Hãy tự trách nhiệm với bản thân để bảo vệ chính bạn và người thân an toàn. Những cảnh báo mà bạn cần lưu tâm:
– Một trận động đất. Nếu bạn sống ở vùng biển thì hãy nhanh chóng chuẩn bị cho một cuộc sơ tán.
– Mực nước biển lên xuống nhanh chóng. Nếu bờ biển đột nhiên lùi ra xa, thì đó chính là một cảnh báo nguy hiểm báo hiệu một con sóng lớn sắp ập vào bờ.
– Hãy quan sát hành vi của động vật. Nếu thấy động vật chạy tán loạn về phía nhà dân tìm nơi ẩn nấp hoặc túm thành đàn lớn thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy điềm xấu về thiên tai sắp xảy ra.
5. Lắng nghe những cảnh báo từ cộng đồng và chính phủ:
Lắng nghe những thông tin chính thống, đáng tin cậy và truyền đạt chúng cho người thân, bạn bè, hàng xóm, cộng đồng, tóm lại là những người đang ở gần bạn khi đó.
6. Sẵn sàng hành động:
Nếu nguy cơ cao xảy ra sóng thần tại khu vực bạn đang sống thì còn chần chừ gì nữa, hay nhanh chóng hành động. Hãy thực thi Kế hoạch Sơ tán của mình. Kế hoạch sơ tán sẽ bao gồm:
– Rời xa ngay những vùng nước. Di chuyển vào đất liền và những nơi có địa thế cao ví như đồi núi. Luôn quay lưng về phía biển và tiến thằng về phía đất liền.
– Nếu bạn không kịp vào đất liền hoặc lên các vùng đất cao thì ngay lập tức hãy “trèo thật cao”.  Bạn có thể leo lên nóc của các tòa nhà hay leo lên chính mái nhà bạn.
– Còn nếu ngộ nhỡ, trên đường đi sơ tán, gặp rắc rối, bạn không thể đến những vùng đất cao trước khi sóng thần ập tới, không còn cách nào khác, bạn có thể tìm một cái cây thật cao thật khỏe để leo lên trú ngụ. Lưu ý là càng leo được cao càng tốt nhé!
7. Phản ứng thật nhanh nếu bạn gần bị “con sóng dữ” đuổi kịp:
Nếu không may bạn không kịp có những biện pháp sơ tán, thì khi sóng thần ập tới, có một số điều bạn cần làm ngay lập tức để tự cứu mình khỏi bị sóng thần cuốn trôi: Bám thật chặt vào một vật gì đó có thể nổi trên mặt nước để giúp bạn không bị dòng nước nhấn chìm. Những vật có khả năng nổi có thể là một khúc cây, ván gỗ, cánh cửa, vật dụng câu cá hay thậm chí cả mái nhà… Tóm lại là những thứ có thể cùng bạn “lênh đênh” trên dòng nước.
8. Hãy bỏ lại của cải:
Hãy quên của cải đồ đạc đi nhé! Hãy cứu sống tính mạng của mình. Bạn sẽ đánh mất cuộc sống quý giá của mình nếu cố “vơ vét” những đồ có giá trị. Điều đó có thể sẽ “giết chết” bạn. Khi tai họa ập tới thì tình mạng con người phải được ưu tiên hàng đầu vì “Còn người là còn của”.
Khi ấy, thứ quan trọng nhất cần tìm là “balo an toàn” cho bạn và gia đình bạn.
9. Hãy ẩn náu ở nơi an toàn cho tới khi những cơn sóng dữ đã hoàn toàn đi qua:
Hãy ở yên vị trí an toàn cho tới khi sóng dự thật sự đã đi qua. Đừng nóng  vội vì có thể sau động đất và sóng thần còn có thể xảy ra dư chấn và những đợt sóng thần khác có cường độ còn mạnh hơn gấp bội.
Đan Khanh – (Tổng hợp)

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *