Thập Chú (Hán – Phạn)

Ngày đăng: 06-11-2010 | Lượt xem: 3476

Trong thời công phu khuya ở đa số các chùa đều có tụng chú Lăng Nghiêm, đại bi và thập chú. Từ lâu tôi vẫn có ý tìm lại những bản tiếng Phạn (Sanskrit) của những bài chú này. Trong quyển “Nhị Khóa hiệp giải” có nói rõ về xuất xứ của các bài chú này, nhưng đương nhiên là không có tiếng Phạn. Sau này Hòa thượng Thiền Tâm trong Kinh Niệm Phật Ba la mật, có phiên âm lại bài chú Vãng Sinh cho giống với tiếng Phạn hơn. Các thần chú đều được chư tổ phiên âm từ Phạn sang Hán, rồi từ Hán sang Việt.

Trải qua hai lần phiên âm như vậy nên cũng cùng một chữ Phạn mà khi sang tiếng Việt thì biến thành nhiều dạng, thí dụ như chữ Svaha, biến thành: xóa ha, tóa ha, tát bà ha, ta phạ ha, tá hắt. Chữ Om biến thành Án, Úm, v.v…

Theo giáo lý Mật tông hay Chân ngôn tông thì việc tụng và phát âm thần chú rất quan trọng. Vì Phạn âm (đúng hơn là Phạm âm, tức âm thanh của Phạm thiên) có năng lực rung cảm với pháp giới và chư thiên long bát bộ. Do đó chúng ta thấy các vị Lama Tây Tạng phải luyện giọng để tụng và phát âm các bài chú một cách rất đặc biệt. 

Không phải là chuyên tu về Mật tông nên chúng ta không thể và cũng không cần phải tụng giống như các Lama, nhưng ngày nay đa số chúng ta đều đọc được chữ quốc ngữ dựa trên các mẫu tự La tinh (a,b,c,d, …), và tiếng Anh, tiếng Pháp, nên đều có thể đọc được ít nhiều tiếng Phạn (la tinh hóa), mặc dù không chính xác lắm. Chúng ta tụng các thần chú Lăng Nghiêm, đại bi, thập chú vì theo truyền thống do chư tổ để lại, và chúng ta đặt hết niềm tin nơi các ngài.  Nhờ lòng tin kiên cố mà có cảm ứng.  Chính vì thế mà sự phiên âm hay phát âm không thành vấn đề, đọc là xóa ha, toá ha, hay tát bà ha cũng được.
  
Ngày nay với phương tiện truyền thông internet, chúng ta có thể sưu tầm, tra khảo nhiều tài liệu mà không cần phải mất công đi xa. Nhân tìm thấy tài liệu trên website của chùa Tịnh luật (www.tinhluattemple.org) nên tôi sưu tập và biên soạn lại 10 bài thần chú này để làm tài liệu tham khảo cho những vị nào muốn biết rõ hơn về cách chuyển âm cũng như xuất xứ. Về nghĩa thì chư tổ chủ trương không dịch nghĩa mà chỉ dịch âm, đó là vì tâm con người hay phân biệt chấp trước và đóng khung sự vật.  Một khi biết được nghĩa rồi thì xem thường mà không tu hành thực tập nữa (sở tri chướng).  Sự dịch nghĩa ở đây chỉ đại khái trên văn tự để biết một chút ý nghĩa của bài chú. Vì thật ra kinh chú của chư Phật và Bồ tát thì vô lượng nghĩa. 
Những ai đã quen trì tụng thần chú bằng tiếng Tàu, hay tiếng Việt thì cứ tiếp tục, ở đây không có ý khuyên quý vị phải đổi cách tụng.  Tụng chú không phải là một cứu cánh, mà chỉ là phương tiện trợ đạo. 
Người tụng chú mà tâm tham lam, ác độc, ích kỷ, không diệt trừ ngã mạn, kiêu căng, không tu sửa tánh tình, không từ, bi, hỷ, xả, không giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh thì dù có tụng hàng trăm ngàn biến, thọ hàng trăm lễ quán đảnh, có được thần lực này nọ thì cũng chỉ là tà đạo, không phải là đạo Phật.

                                                                                                 Thích Trí Siêu
                                                                                                             29/5/04
Như Ý Bảo Luân Vương Ðà La Ni

Nam Mô Phật Ðà Da.
Nam Mô Ðạt Ma Da.
Nam Mô Tăng Dà Da.

Nam Mô Quán Tự Tại Bồ Tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Ðát diệt tha.
Án chước yết ra phạt để, chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra thước ra a yết rị, sa dạ hồng phấn ta ha.
Án, bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc; đà bát đẳng mế hồng.

Sự Linh Ứng Của Chú Như Ý Bảo Luân Vương Đại
Chú này trích trong kinh “Như ý tâm đà la ni”. Vì Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát muốn làm cho chúng sanh tùy ý sở cầu cái gì cũng được như nguyện, nên Ngài bạch với Phật xin để Ngài thuyết chú này. Những người trì tụng mà rõ được nghĩa thâm mật của chú này thì cái thắng lợi ấy cũng thí như cây như ý mà sanh ra những ngọc bảo châu như ý, tùy nguyện muốn cầu việc gì cũng được .
Lúc Bồ Tát thuyết chú này rồi, sáu chưởng chấn động, cung điện Ma vương đều nổi lửa cháy, sợ hãi khôn cùng, các loài độc ác chúng sanh đều lăn nhào té ngã, còn những kẻ thọ khổ trong đường địa ngục và ngạ quỷ thì đều đặng sanh về cõi trời.
Người nào nhất tâm trì tụng chú này, thì các thứ tai nạn đều được tiêu diệt mà đến lúc lâm chung lại được thấy đức Phật A Di Ðà và ngài Quán Thế Âm tiếp dẫn về cõi Tịnh Ðộ.

Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú

Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. A bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Ðát diệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.

Công Ðức Bảo Sơn Thần Chú
Nam Mô Phật Ðà Da
Nam Mô Ðạt Ma Da.
Nam Mô Tăng Dà Da.
Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Sự Linh Ứng Của Công Đức Sơn Vương Thần Chú
Tập Viên Nhơn vãng sanh” có dẫn trong kinh Ðại Tập nói rằng: “Nếu người tụng chú này một biến, thì cái công đức cũng như lễ kinh Ðại Phật Danh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến (45.400), còn như phạm tội nặng đáng đọa vào địa ngục A tì, mà nhất tâm trì tụng chú này, thì trong lúc mạng chung chắc đặng sanh về bực thượng phẩm thượng sanh bên cõi Tịnh độ mà đặng thấy Phật A Di Ðà .

Câu nói trên đây, đã được ở các bộ Ðại Tập trong đại tạng mà chưa thấy, hoặc giả có kinh Ðại Tập nào khác nữa mà chưa nhập tạng chăng.

 

Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú Thần Chú
 Khể Thủ quy y Tô tất đế, đầu diện đảnh lễ thất cu chi. Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đề, cu chi nẩm đát điệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, ta bà ha.
Thánh Vô Lượng Thọ 
Quyết Định Quang Minh Vương Đà Ra Ni

Án, nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tá ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án, tát rị ba, tang tu cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngỏa, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.

Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn

Nam Mô bạt già phạt đế, bệ sát thệ bệ sát xã, lưu lô thích lưu ly, bác lặc bà hắc ra xà dã, đát tha yết da gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đết tóa ha.

Nam Mô Dược Sư Lưu ly Quang Vương Phật!
Quán Âm Linh Cảm Chơn Ngôn

Án, ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra da, tá ha.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn

Kim bà kim bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha la đế, tỳ lê ni đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Thế Nhứt Thiết Phật.
Vãng Sanh Quyết Ðịnh Chơn Ngôn
 Nam-mô a di đa bà dạ,
Ða tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha,
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tỳ ca lan đế,
A di rị đa tỳ ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Thiên Nữ Thần Chú
Nam Mô Phật Đà
Nam Mô Đạt Ma
Nam Mô Tăng Dà

 Nam Mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di Lặc đế, lâu phã tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha nậu đà la ni.

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *