CỨU GIÚP NGƯỜI BỊ RẮN ĐỘC, RẾT, BỌ CẠP CẮN

Ngày đăng: 17-10-2019 | Lượt xem: 2070

CỨU GIÚP NGƯỜI BỊ RẮN ĐỘC, RẾT, BỌ CẠP CẮN

Chánh Tuân có quen biết Thầy thuốc Năm Phát có thuốc gia truyền chuyên trị các loại rắn độc cắn (như Rắn hổ mang, Rắn mái gầm, Rắn chàm quạp, Rắn hổ đất, Rắn cạp nong, Rắn cạp nia, Rắn hổ mèo, Rắn lục…). Theo lời Thầy Năm Phát chia sẻ, nếu nạn nhân bị rắn độc cắn, nếu không uống thuốc giải độc kịp thời trong vòng 10 tiếng đồng hồ trở lại nạn nhân sẽ bị tử vong. (Rắn lục tuy không nguy hiểm bằng các rắn độc khác nhưng việc theo dõi chữa trị, phòng ngừa không chủ quan vẫn tốt hơn vì nước ta có rất nhiều loại Rắn lục, mỗi loại có mức độ nguy hiểm khác nhau).
Để giúp cho nạn nhân cầm cự sự sống được 10 tiếng đồng hồ (không bị nọc độc phát tán hết về tim) trước khi di chuyển gặp Thầy có thuốc gia truyền chuyên trị rắn độc cắn hoặc đến bệnh viện cấp cứu thì người nhà của nạn nhân phải thực hiện sơ cấp cứu ban đầu như sau: Phải thật sự bình tĩnh trấn an nạn nhân (phải cho nạn nhân hiểu rằng không phải bất kỳ ai bị rắn độc cắn là đều phải bị chết ngay lập tức và vô phương cứu chữa), hỏi thăm nạn nhân bị rắn độc cắn cách thời điểm hiện tại bao lâu rồi, nếu mới bị cắn trong vòng 30 phút trở lại thì ca rô thật cứng cách vết cắn khoảng 2 tất hướng về tim (khoảng 1 gang tay), CARÔ thật cứng 3 vòng chồng lên nhau sau đó khóa mối thật chặt lại (Nếu thời gian bị rắn cắn phát hiện lâu hơn 30 phút thì ca rô cách vết cắn từ 3-4 tất. Tuy nhiên khi ca rô trên tay thì tối đa đến kế bên nách; khi ca rô trên chân thì tối đa đến kế bên háng). Vật dụng làm ca rô tốt nhất là dây thun quần hoặc xé vải áo quần… (miễn sao có thể thực hiện được nhanh nhất và quấn chặt nhất là được). Sau đó ngay lập tức quậy (khuấy) khoảng nửa chén nước MUỐI hột (muối sống không phải muối hầm) sao cho CỰC MẶN để cho nạn nhân uống ngay vào. Tác dụng của việc uống nước muối CỰC MẶN này vào sẽ làm cho nọc độc chậm phát tán về tim, có thể kéo dài sự sống lên đến 10 tiếng đồng hồ (Nếu quá 10 tiếng đồng hồ mà không đưa nạn nhân đến kịp nơi có thể cứu chữa được rắn độc cắn thì khả năng nạn nhân bị tử vong, không thể cứu sống được là rất cao).
Trong khoảng thời gian 10 tiếng đồng hồ này phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến gặp Thầy thuốc chuyên chữa trị rắn độc cắn hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện có thể cấp cứu được rắn độc cắn (Một người bạn của Chánh Tuân đang làm việc tại BV Chợ Rẫy – TP.HCM cho biết hiện nay tại Khoa Nhiệt Đới thuộc bệnh viện Chợ Rẫy có chuyên môn điều trị rắn độc cắn rất tốt, có trang thiết bị y tế hiện đại, Khoa này đã cứu sống được rất nhiều trường hợp bị rắn độc cắn kể cả khi nạn nhân khi chuyển đến BV trong tình trạng bị hôn mê, suy hô hấp cấp, ngưng tuần hoàn một số cơ quan bên trong cơ thể. Nếu bị nặng như tình trạng này thì chi phí điều trị sẽ khá cao, có trường hợp phải thanh toán viện phí lên đến cả trăm triệu đồng. Còn ở khu vực phía Bắc thì có bệnh viện Bạch Mai – TP Hà Nội cũng cấp cứu được bệnh nhân bị rắn độc cắn rất tốt. Ngoài ra hiện nay tại bệnh viện nào của nước ta cũng có chuyên môn sơ cấp cứu được người bị rắn độc cắn, tuy nhiên khả năng cứu sống được nạn nhân hay không còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp nặng hay nhẹ cụ thể khác nhau khi nạn nhân được chuyển đến bệnh viện).
Việc di chuyển đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng ô tô hoặc máy bay là tốt nhất vì cơ thể nạn nhân sẽ ít bị cử động nhiều, điều này cũng sẽ góp phần làm giảm phát tán nhanh của nọc độc).
Trong khoảng thời gian chở nạn nhân đi cấp cứu có thể rạch nhẹ chỗ vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2 cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng. Sau đó nặn hoặc hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Nặn hoặc hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại. (Lưu ý trước khi rạch chỗ vết cắn phải có thuốc cầm máu hoặc vật dụng có thể cầm máu [có thể hỏi mua ở tiệm thuốc Tây trong quá trình di chuyển] thì mới rạch vì có một số rắn độc cắn nếu rạch chỗ vết cắn máu sẽ chảy hoài không cầm được. Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn quá nửa giờ thì không nên rạch da nữa mà phải chuyển nạn nhân đi đến nơi cần cứu chữa ngay càng nhanh càng tốt (Nhưng phải nhớ ca rô và cho nạn nhân uống nửa chén nước muối cực mặn trước khi di chuyển). Có thể mang theo con rắn đã cắn nạn nhân để Thầy thuốc hoặc bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp. Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên cố gắng giữ cố định vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim.
Nếu như khoảng cách từ nơi bị rắn cắn đến nơi Thầy chữa rắn độc cắn hoặc bệnh viện quá xa (phải di chuyển từ 3 đến 10 tiếng đồng hồ mới đến nơi được) thì cứ sau mỗi 3 tiếng đồng hồ phải ca rô cứng thêm 3 vòng chồng lên nhau khác nữa cách chỗ ca rô cũ khoảng 2-3 phân về phía tim, sau đó tháo ca rô cũ ra để tránh bị hoại tử do ca rô một chỗ quá lâu).
========================
Thầy thuốc Năm Phát là danh sư thần dược Rắn hổ mang ba đời đã từng cứu giúp trên một trăm sáu mươi mạng người bị rắn độc cắn tại nhà số: 13/10 đường Hoàng Hữu Nam, ấp Hiệp Thắng, phường Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Số điện thoại của Thầy thuốc Năm Phát: 038.996.6556 hoặc 037.992.5579.
Thầy thuốc Năm Phát chỉ cứu người làm phước, không lấy thù lao mà nạn nhân khi được tai qua nạn khỏi có thể mua một ít lễ phẩm để cúng tạ lễ cho Thầy Tổ của Thầy thuốc Năm Phát thôi. Nếu quá khó khăn thì Thầy thuốc Năm Phát cũng vui vẻ không bắt buộc phải tạ lễ Tổ Thầy gì cả.
Để đi đến nhà Thầy thuốc Năm Phát, từ cầu Sài Gòn theo Xa Lộ Hà Nội qua khỏi Khu du lịch Suối Tiên (hướng về Ngã Ba Vũng Tàu), cách KDL Suối Tiên khoản 1.500m gặp Giáo Sứ Cao Thái, Ngã Ba Thiên Thu (chưa đến cầu Đồng Nai, gần Bến Xe Miền Đông mới), hỏi thăm địa chỉ 13/10 đường Hoàng Hữu Nam, ấp Hiệp Thắng, phường Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Giáp ranh Quận 9, TP.HCM). Nếu tìm không ra địa chỉ này thì gọi điện thoại cho Thầy thuốc Năm Phát theo 1 trong 2 số điện thoại 038.996.6556 hoặc 037.992.5579 để được hướng dẫn hoặc cho biết nơi mình đang đứng để Thầy Năm Phát tự mang thuốc gia truyền đến cứu giúp).
========================
• Thầy thuốc Năm Phát cũng có chia sẻ thêm về cách chữa trị RẾT, BỌ CẠP cắn và cách đánh rắn độc:
– RẾT cắn: Rết cắn chỉ gây đau nhức, không gây tử vong. Mẹo hay nhất có thể chữa khỏi đau nhức do vết cắn của Rết là hỏi thăm nhà hàng xóm có ai nuôi gà mái đang ấp trứng (nếu không có gà mái ấp trứng thì gà nào cũng được), lấy nước dãi của con gà thoa vào vết Rết cắn sẽ nhanh chóng khỏi cơn đau nhức.
– BỌ CẠP cắn: Bò Cạp cắn chỉ gây đau nhức, không gây tử vong. Mẹo hay nhất có thể chữa khỏi đau nhức do vết cắn của Bọ Cạp là hỏi thăm nhà hàng xóm có ai có dầu hỏa dùng để thắp đèn dầu (có thể ra cây xăng hoặc tiệm tạp hóa mua khoảng nửa lít dầu hỏa mang về), lấy chỗ vết cắn của Bọ Cạp ngâm vào dầu hỏa sẽ nhanh chóng khỏi cơn đau nhức.
– Cách đánh rắn độc để phòng hậu họa cho người khác:
Dùng cây, gậy… dài tầm 1,5 đến 2 m, đánh ngang (không được bổ trực tiếp vào đầu rắn từ trên xuống dưới vì nếu không may đánh bổ hụt thì rất có thể bị rắn cắn trúng tay hoặc chân). Nếu đánh ngang, rắn sợ bỏ chạy thì có thể đuổi theo đánh lên mình hoặc lấy gạch đá ném vào con rắn.



Ca rô
Muối hột

Bài viết khác:

Bình luận đã bị đóng.