Tìm hiểu về pháp môn Công Phu – Quá quan phục thực

Ngày đăng: 06-11-2010 | Lượt xem: 3061
QUÁ QUAN PHỤC THỰC
Tý thời, đêm 15 tháng 4 năm Giáp Dần – Đại Đạo 48 (06.5.1974).
Trích THƯỢNG THỪA CHƠN GIÁO

THI
QUAN cố u huyền tại bổn tâm,
ÂM truyền dẫn nhập ẩn cơ thâm.
BỒ đài Phật Tử chân nhân xuất,
TÁT hiệp Thiên trình dương phụ âm.

Bần Đạo chào chư phận sự và miễn lễ, an tọa.
Hôm nay tiếp dạy đề tài: “Thể đại dược” tức là “Quá Quan Phục Thực“.

Thiên cơ bí diệu, Chư Hiền nên thận trọng, nếu tiết lộ sai lầm ắt phạm Thiên điều khiển trách.
Đại dược có nhiều tên gọi: Chân Chủng Tử, Thánh Thai, Xá Lợi… là một chân bửu vật, sơ chứng sau thời Bá Nhật Trúc Cơ.

Vì Chơn Dương Khí nội động nội sanh nơi khí huyệt chẳng xuất nên gọi Chơn duyên nội dược hay Kim đơn đại dược.

Thể đại dược cần phải nhập định. Cái hỏa hô hấp tự nhiên xoay vần bên trong, không trước ý đến mà chỉ dùng cái công song mâu quang. Ban ngày dùng cái sáng của song mâu chuyên nhìn soi vào Đơn Điền, vào Thánh Thai chẳng gián đoạn. Ban đêm dùng cái sáng của song mâu giữ cầm chẳng trễ thì Đại dược tự viên thành, tự xuất lư nên gọi Cơ tại mục dã (cái máy nhiệm ở hai con mắt).

Thánh Thai có đặc tính thượng xung nên khi được hình thành có sự chuyển động thông hượt tự hướng thẳng lên tâm vị. Nhưng tâm vị không phải là nơi tạm trú của Chân Chủng Tử, nên phải trở về vị trí cũ rồi tìm con đường khác mà đi.

Bởi vậy tu sĩ phải chuẩn bị trước hai mộc tọa yểm Cốc đạo và Tỷ khiếu, là hai nơi mà Chân Chủng Tử thường bị thoát lậu. Lại còn phải đóng chặt các của ải quan để hỗ trợ cho pháp “Quá quan” viên mãn.

– Dùng tọa cụ lót trụ Cốc Đạo cho thận căn vô lậu.
– Tai, mắt đều quy trung, tức soi chiếu và lắng nghe vào trong cho nhãn căn, nhĩ căn vô lậu.
– Miệng, răng ngậm kín, lưỡi chống ổ gà cho thiệt căn khỏi lậu.
– Một niệm chẳng sanh, một ý chẳng động cho ý căn chẳng lậu.

Như vậy sự chuẩn bị trong ngoài đã đủ.

Chân Chủng sau khi đã trở về Thần thất rồi theo đường dương quang mà ra. Nhưng cửa dương quang đã được đóng chặt, nên tự chuyển ra Tam Kỳ lộ mà ra Cốc đạo. Cốc đạo cũng đã có mộc tọa bít kín nên xung qua Vỹ Lư quan.

Vỹ Lư quan nếu còn bị Tỷ bít, Chân Chủng liền hạ bôn Cốc đạo trở lại mà xuất ngoại.

Cốc đạo nhờ có yểm bế nghiêm mật nên trở lên lại ải Vỹ Lư và bất động.

Lúc bấy giờ nếu dùng Chân ý mà đạo dẫn liền, tức có sự tác hại là bị hỏa bức, khó qua ải quan.  
Cho nên phải dùng Chánh công để thiện dẫn

Tức là vừa thấy Chân Chủng Tử bị trở bất động, Tu sĩ lúc bấy giờ một ý chẳng sanh, ngưng thần bất động, chờ cho Chân chủng động mới nhập Chơn ý vào, nhè nhẹ dẫn qua Vỹ Lư theo Đốc mạch, đi lên qua lần ba ải: Vỹ Lư, Giáp Tích, Ngọc Chẩm, gọi là “quá quan”.

Nếu ải Giáp Tích chưa thông như hiện tượng trước, cũng dùng Chánh công mà thiện dẫn. Ngọc Chẩm quan cũng vậy.

Chân Chủng Tử khi về đến Thiên Môn rồi xuống Ấn Đường. Nếu Ấn Đường chưa thông mà Thượng thước kiều, không yểm bế trước tức bị ngoại lậu.
Chân Chủng Tử qua được ải Ấn Đường xem như pháp công phu “quá quan” gần viên mãn.

Qua Ấn Đường hạ qua Thập nhị Trùng lầu và Phục thực về Trung đơn điền để thực hiện công phu Thuần dương hóa Thánh Thai. Qua mười tháng dùng Tiên Thiên Chân Khí để nuôi dưỡng.

Lúc bấy giờ Trung và Hạ điền hiệp một thành một hư cảnh thì mười tháng dưỡng thai mới vẹn toàn.

Khi đã Phục thực được Chân Chủng Tử, ba quan, chín khiếu đều khai thông, nên từ đấy về sau Chân Chủng Tử tự nhiên chuyển động lên xuống, xoay vần theo đường cũ đã đi qua.

Nuôi nấng do hai Khí nơi hư cảnh của nhị điền bồi dưỡng cho Nguơn Thần. Lúc này chẳng nương ý theo tướng Hỏa mà là cái Văn hỏa chẳng có chẳng không của Đại Châu Thiên, như trong cơ nhập định nuôi Thánh Thai vậy.

Nghiệm cảnh theo 10 tháng nơi Quan Khiếu:
Từ lúc sơ nhập định đến 3 tháng nơi hư cảnh tê luân hơi máy động nhẹ.

Giữ định đến 4-5 tháng thì hai Khí nương cơ tịch chiếu của Nguơn Thần mà sự uống ăn cũng không còn.

Nguơn Thần nhơn hai Khí bồi dưỡng nên được dương minh bất muội mà đắc chứng Chân Không.

Lúc này hai Khí đều định, thực tịnh đã dứt, chỉ còn có một cơ tịch chiếu của Nguyên Thần và làm chủ Tiên Thai.

Giữ tịnh được 7 tháng tức hôn trầm cùng ma ngủ toàn vô.

Chủ tịnh được 8-9 tháng tịch chiếu đã lâu nên trăm mạch đều trụ.

Đến 10 tháng thì đã Thuần Dương, Thần quy Đại Định.

Định thì sanh Huệ, tự có hiệu nghiệm Lục Thông.

Lục Thông: là Lậu Tận thông (phần sơ chứng), Thiên Nhãn thôngThiên Nhĩ thôngTúc Mạng thôngTha Tâm thôngThần Cảnh thông.

Trong Lục thông có Thần Cảnh thông là dụng sự của Thức thần. Nếu tâm không sáng suốt bảo trì, sẽ bị Thức thần chuyển dụng từ chổ năng tu năng chứng mà hoan hỷ theo cơ đắc diệu: mừng, vui, nói phúc, nói họa, nói quá khứ, vị lai… tâm trở lại động là rước họa vào mìnhDuy chỉ có Huệ mà cũng chẳng dùng mới chuyển Thức thành Trí, mới trọn chứng thành Chánh quả.

THI
Thuần chơn nhập định thể dương minh,
Tịch chiếu Đạo Thai thoát hóa sinh.
Chuyển hướng Thiên môn ly khổ hải,
Đơn thành dẫn hiệp ý khinh khinh.
THI
Khinh khinh vì ý dẫn Đơn hành,
Xung xuất u đồ thoát tử sanh.
Cửu Khiếu, Tam Quan thăng thượng đạt,
Di Lư hoán Đãnh phục Nguyên hanh.
THI
Thập ngoại thai viên nội ngoại minh,
Hôn trầm niệm động tuyệt vô sinh.
Thuần dương chiếu hiện Thần chân định,
Hư bạch thất trung thể diệu linh.
Bần Đạo ban ân chung.

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *