Hướng dẫn chăm sóc bé khi bị sốt

Ngày đăng: 19-12-2011 | Lượt xem: 2095

 

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÉ KHI BỊ SỐT

UỐNG THUỐC HẠ SỐT:

1.    Liều lượng thuốc uống:

         Mỗi lần sốt nên cho bé uống thuốc hạ sốt (ví dụ: Paracetamol từ 10-20mg/kg/lần).

2.    Cách uống:

         Cho bé uống ngay khi phát hiện bé sốt > 38 độ C (đo ở nách).

         Hai cữ thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ (để tránh tổn thương gan).

         Nếu bé ói hết thuốc ngay trong vòng 15 phút phải cho bé uống lại cữ thuốc đó.

THUỐC HẠ SỐT NHÉT HẬU MÔN:

         Cách tính liều lượng thuốc nhét hậu môn cũng giống như thuốc uống.

         Nếu đã cho bé uống thuốc hạ sốt thì không được nhét hậu môn và ngược lại.

         Các cữ sốt vào ban đêm nên sử dụng thuốc nhét để đảm bảo giấc ngủ cho bé.

         Trữ thuốc nhét trong tủ lạnh (ngăn đông) để giữ được độ cứng của thuốc.

LAU MÁT HẠ SỐT:

         Lau mát là cách rẻ tiền, an toàn và có tác dụng rất nhanh để hạ sốt.

         Phải sử dụng nước ấm để lau mát, không sử dụng nước lạnh hoặc nước đá vì có thể làm bé lạnh run và co mạch máu ngoài dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể.

         Đắp nước ấm chủ yếu ở 2 nách, 2 háng, cổ. Không nên vắt khăn quá khô, vì như vậy sẽ làm giảm tác dụng trao đổi nhiệt.


UỐNG NHIỀU NƯỚC:

         Uống thật nhiều nước cũng là cách làm giảm thân nhiệt khi bé sốt.

CÁC TÌNH HUỐNG CẦN CHÚ Ý KHI HẠ SỐT:

         Không sử dụng bàn tay để đoán chừng bé có sốt hay không mà phải sử dụng nhiệt kế (cặp thủy) để đo nhiệt độ.

         Nếu bé sốt cao và kéo dài có thể bị co giật:người nhà nên dùng một cán muỗng quấn khăn sạch đưa cho bé cắn và chuyển bé đến cơ sở y tế gần nhất.

NHỮNG DẤU HIỆU CẦN ĐƯA BÉ VÀO BỆNH VIỆN NGAY:

         Bé sốt khá cao ( > 40 độ C).

         Bé quấy khóc liên tục.

         Bé khó ngủ hoặc ngủ li bì.

         Bé hay giật mình, hoảng hốt, chới với.

         Bé run, run giật tay chân, co giật.

         Bé nôn ói nhiều, bỏ bú.

         Bé yếu, liệt chân tay.

         Da nổi bông.

Bởi vì khi có một trong các triệu chứng trên thì rất có thể bé đã bị bệnh tay chân miệng.

Theo Bác Sĩ Trần Văn Định

Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *