Giữ gìn sức khỏe

Ngày đăng: 29-07-2012 | Lượt xem: 2120

 

GIỮ GÌN SỨC KHỎE

                                      

Ngủ sớm, dậy sớm

Tại sao vậy? Ấy là để phù hợp với tiến trình sinh hóa trong cơ thể.

Buổi tối từ 9 đến 11 giờ đêm là thời gian để giải độc tức là loại các hóa chất độc hại ra khỏi hệ thống kháng thể (các hạch bạch huyết – lymph nodes). Trong khoảng thời gian này bạn nên thư giãn hay nghe âm nhạc. Nếu trong lúc này bạn hãy còn chưa nghỉ ngơi mà còn lau rửa chén bát chẳng hạn thì quả là không tốt cho sức khoẻ.

Đêm từ 11 giờ tới 1 giờ sáng là tiến trình tẩy độc gan. Lúc này mà bạn ngủ say được thì tốt nhất.

Sáng sớm từ 3 đến 5 giờ sáng là thời kỳ tẩy độc phổi, vì vậy những người bị ho hay lên cơn ho nặng vào lúc này. Bạn không cần phải uống thuốc ho vì thuốc này sẽ làm xáo trộn tiến trình đào thải chất độc ra khỏi phổi.

Sáng từ 5 đến 7 giờ là lúc kết tràng được giải độc. Bạn nên đi cầu để xả hết phân ra khỏi ruột.

Sáng từ 7 đến 9 giờ là lúc ruột non hấp nạp chất dinh dưỡng, vì vậy bạn nên ăn điểm tâm vào giờ này. Những người bị đau yếu thì phải ăn điểm tâm vào lúc trước 6 giờ rưỡi. Nếu bạn muốn cảm thấy mạnh khỏe thì tốt nhất là ăn điểm tâm trước 7 giờ rưỡi. Nếu bạn luôn luôn bỏ bữa điểm tâm thì bạn nên ngưng thói quen không ăn điểm tâm lại ngay và nên ăn cái gì vào buổi sáng dù là trễ (9 đến 10 giờ sáng).

Đi ngủ quá trễ và dậy quá trễ sẽ gây trở ngại cho tiến trình đào thải các hóa chất không cần thiết.Ngoài ra, từ nửa đêm tới 4 giờ sáng là thời gian tủy xương sản xuất ra máu. Vì vậy chúc bạn ngủ cho ngon giấc và đừng bao giờ đi ngủ trễ.

Các loại thực phẩm đứng hàng đầu trong việc gây ung thư

Hot dog nguy hiểm vì chứa nhiều chất nitrate. Liên hiệp Phòng ngừa Bệnh Ung thư khuyên không nên cho trẻ nhỏ ăn quá 12 cái hot dog mỗi tháng. Nếu bạn không thể bỏ được thì hãy mua loại hot dog không chứa sodium nitrate.

Thịt biến chế và thịt mỡ.

Các thứ này cũng chứa nhiều sodium nitrate như hot dog nên gia tăng rủi ro bị bệnh tim. Ngoài ra chất béo bão hòa trong thịt mỡ cũng có thể gây ung thư.

Hog dog Bacon (thịt mỡ). 

Bánh đô-nớt (doughnuts) là món ăn tệ hại nhất có thể gây ung thư vì đươc làm bằng bột xay, đường và dầu hidro-hoá, sau đó được chiên ở nhiệt độ cao.

Khoai tây chiên (french fries). Cũng như  đô-nớt, khoai tây chiên được làm với dầu hidro-hoá và sau đó chiên ở nhiệt độ cao. Loại thức ăn này còn chứa chất gây ung thư acryl amide tạo thành trong tiến trình chiên, vì vậy có người gọi đùa là “cancer fries”.

Lát khoai chiên (chips), bánh bít-quy dòn (crackers), bánh kẹp nhỏ (cookies). Các thứ này thường đươc làm bằng bột xay và đường. Ngay cả những loại thức ăn này mà bao bì có in hàng chữ “free of trans-fats” cũng đều chứa một lượng nhỏ trans-fats.

Các thói quen làm tổn thương não

Bỏ bữa điểm tâm. Những người không ăn sáng có mức đường trong máu thấp. Não sẽ nhận không đủ oxi và sẽ bị thoái hóa nhanh.

Ăn quá nhiều làm cứng các động mạch não dẫn đến sự suy giảm sức mạnh của não.

Ăn nhiều đường làm gián đoạn tiến trình hấp thu protein và các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể thiếu dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não

Thở không khí ô nhiễm. Não là bộ phận cơ thể tiêu thụ oxi nhiều nhất, như vậy không khí ô nhiễm làm giảm lượng oxi cung ứng cho não và do đó não sẽ mất bớt hiệu năng.

Thiếu ngủ. Ngủ giúp não nghỉ ngơi. Thiếu ngủ về lâu dài sẽ tăng số tế bào não bị chết.

Trùm kín đầu khi ngủ. Ngủ như vậy sẽ tăng nồng độ carbon dioxide và giảm nồng độ oxigen như vậy có thể tổn thương đến não.

Làm việc trí óc khi đau ốm.Làm việc bằng trí óc nhiều hay học hành khi đau ốm có thể giảm hiệu năng của não cũng như làm tổn thương não.

Thiếu những suy nghĩ kích thích trí óc. Suy nghĩ là cách tốt nhất để tập luyện trí óc nếu thiếu điều này não sẽ teo lại.

Ít nói chuyện. Các trao đổi tri thức giúp tăng hiệu năng của não.

Các nguyên nhân chính làm tổn thương gan

Tối đi ngủ quá trễ và sáng dậy quá trễ là hai nguyên nhân chính.

Buổi sáng không đi tiểu.

Ăn quá nhiều.

Bỏ bữa điểm tâm.

Uống quá nhiều thuốc.

Dùng quá nhiều các chất bảo tồn, bổ sung, thêm màu cho thực phẩm và các đường hóa học.

Food preservatives (chất bảo tồn thực phẩm), Food additives (chất bổ sung thực phẩm), Food coloring (chất màu thực phẩm).  

Dùng các dầu nấu ăn không lành mạnh. Giảm tối đa dầu nấu ăn khi chiên, kể cả loại dầu tốt nhất (dầu ô-liu). Không nên ăn đồ chiên khi mệt mỏi.

Ăn các thức ăn sống (hay nấu quá chín) cũng tạo thêm gánh nặng cho gan. Rau nên được ăn sống hay nấu chín 3 trên 5. Các rau chiên nên ăn hết một lần đừng để lại.

Kết luận

Thực hiện những điều trên cũng chẳng tốn kém gì thêm. Chúng ta chỉ cần tuân theo một nếp sống thường nhật và những thói quen ăn uống lành mạnh. Giữ được những thói quen về ăn uống và điều kiện thời gian cho tốt là điều rất quan trọng để giúp cơ thể chúng ta hấp thu và sa thải các hóa chất theo đúng “lịch trình”

How to maintain good health (do bạn Thieu Vu chuyển tới)

 

Chú thích

Trans fat. Đây là tên chung của một loại chất béo không bão hoà. Hầu hết các trans fat tiêu thụ hiện nay đươc sản xuất trong kỹ nghệ bằng cách hydro-hoá một phần các dầu thực vật. Mục đích của sự hydrogen-hoá một phần này là thêm những nguyên tử hydrogen vào các chất béo không bão hoà để làm chúng trở thành bão hoà nhiều hơn. Các chất béo bão hoà nhiều hơn được tạo thành này có độ nóng chảy cao hơn nên tốt cho việc nướng lò (baking) và tồn trữ được lâu hơn. Trái với các chất béo khác dùng trong ăn uống, trans fat có hại cho sức khoẻ vì nâng cao mức cholesterol “xấu” và hạ thấp mức cholesterol “tốt” tăng thêm rủi ro bị bệnh tim mạch vành.

Các chất bảo tồn, bổ sung và thêm màu cho phực phẩm. Mặc dầu được cho là an toàn cho việc tiêu thụ nhưng trong các hoá chất sử dụng hàng ngày này cũng có nhiều chất có tác dụng phụ không tốt trên sự quân bình tự nhiên của cơ thể.

1 – Các chất màu nhân tạo. Một số những chất này gây dị ứng và tệ hơn nữa có tính chất gây ung thư. Môt số chất khác đươc nghi ngờ là nguyên nhân của những chứng bệnh tăng hoạt động (hyperactivity), dị ứng, hen xuyễn , thiếu tập trung, khó khăn trong học tập của người lớn cũng như trẻ con. Không nên dùng các đồ uống và kẹo cũng như các ngũ cốc pha chế màu.

2 – Nitrite và nitrate. Hai hóa chất này có thể tạo ra trong cơ thể chất gây ung thư nitrosamine. Nitrite và nitrate thuờng đươc dùng để bảo tồn thịt kể cả thịt mỡ, hot dog, bologna và salami.

3 – Sulfite. Chất này bao gồm sulfur dioxide trong trái cây, sulfite trong nho và rượu vang, metabisulfite trong các thực phẩm khác. Đôi khi chất này có thể gây những phản ứng dị ứng hoặc làm nhức đầu, buồn nôn và tiêu chảy.

4 – Đường. Đường và xi-rô bắp chứa nhiều fructose thường hay được dùng để nêm thêm vào thức ăn và nếu lạm dụng sẽ đưa đến nhiều xáo trộn cho sức khỏe như cao huyết áp, giảm glucoz-huyết, tăng hoạt động, thèm ăn, tăng triglyceride (mỡ trong máu). Đường và đường nhân tạo còn liên quan đến các bệnh mập phì, xâu răng và tiểu đường.

5 – Đường nhân tạo. Thí nghiệm đã chứng tỏ là saccharin có thể gây ung thư cho súc vật nhưng hiện nay ít còn được sử dụng. Các chất đường nhân tạo khác như aspartame và acesulfame-K đang đươc dùng rộng rãi trong kỹ nghệ sản xuất nước ngọt, kẹo, kẹo nhai và nhiều sản phẩm khác. Nghiên cứu cho thấy là aspartame có thể gây bướu não cho súc vật và phụ nữ mang thai cũng như trẻ em dưới 7 tuổi không nên dùng.

6 – Chất bảo tồn thực phẩm. Có hai loại chất bảo tồn thực phẩm hoặc là chống vi sinh vật như vi khuẩn và nấm hoặc là chống oxi hóa để giữ cho các chất cấu thành thực phẩm không bị oxi hoá. Các chất chống vi sinh vật thông dụng là calcium propionate, sodium nitrate, sodium nitrite, sulfites (sulfur dioxide, sodium bisulfite,potassium hydrogen sulfite,…) và disodiumEDTA. Các chất chống oxi hoá gồm có BHA và BHT. Những chất bảo tồn thực phẩm khác gồm có formaldehyde (thường dưới dạng dung dịch), glutaraldehyde (trừ diệt côn trùng), ethanol và methylchloroisothiazolinone. Chất bảo tồn thực phẩm độc hại đối với gan thận và cũng là nguyên nhân của những phản ứng dị ứng và nhiễm độc thần kinh. Nên ghi nhận là trẻ em rất nhạy cảm với các chất bảo tồn thực phẩm

7 – Chất tăng mùi vị nhân tạo.Hầu hết các thực phẩm có chất tăng mùi vị nhân tạo đều được biến chế nhiều. Người lớn cũng như trẻ em đều có thể bị phản ứng dị ứng và những xáo trộn về sức khỏe.

8 – Olestra. Đây là loại chất béo tổng hợp dùng trong việc chế tạo các lát khoai chiên (potato chips). Loại chất béo tổng hợp này là một dầu polymer không hấp thu được nên không được chuyển hoá bởi cơ thể . Một số người tiêu thụ than phiền là bị rối loạn về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.

9- Muối. Muối hay sodium chloride được cơ thể sử dụng để duy trì tốt sự dẫn diện giữa các tế bào và những chức năng chủ yếu khác. Ăn nhiều muối có thể bị bệnh giữ nước (fluid retention) và cao huyết áp.

Nguồn: sức khỏe và đời sống.

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *