Phương pháp tư duy sáu chiếc nón – Six thinking hats

Ngày đăng: 26-11-2010 | Lượt xem: 1824
Six Thinking Hats
(Tạm dịch: Lục Mạo Tư Duy hay sáu chiếc nón tư duy)
Là một k thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking). Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.
 
Six thinking Hats được dùng chủ yếu là để: 
– Kích thích suy nghĩ song song.
– Kích thích suy nghĩ toàn diện
.
– Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến …) và chất lượng
.
 Lịch sử của Phương pháp:
Đây là phát kiến cuả Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn “Six Thinking Hats” của de Bono.
Phương pháp này đã được phát trin và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, …cũng dùng phương pháp này. 
Cách thức tiến hành:
(Bạn nên xem thêm phần ví dụ để có một hình dung cụ thể về nó).
Dùng 6 cái nón đại diện cho 6 dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 dạng thức duy nhất của suy nghĩ).
Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội nón màu gì. 
Các nón không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó “dường như” hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi.
Các đặc tính của nón màu: 
Nón trắng: trung tính – tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.
Nón Đỏ: Nóng, tình cảm, cảm giác, cảm nhận, trực quan, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ.
Nón Đen: Phê phán, Bình luận, Tại sao sự kiện là sai, tất cả những cảm ý tiêu cực hay bi quan.
Nón Vàng: Tích cực, lc quan, những cái nhìn xán lạn, tìm đến những lợi ích, cái gì tốt đẹp.
 
Nón Lục: Sáng tạo, khả năng xảy ra và các giả thuyết, những ý mới.
Nón Xanh Dương: Ðiều khiển, chi phối quá trình, các bước, tổ chức lãnh đạo, suy nghĩ về các suy nghĩ hay kết luận.
 
 Sau đây là một cách tiến hành qua các bước:
Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý tùy theo tính chất của ý đó mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội nón màu gì.  Người trưởng nhóm sẽ lần lượt chia thời gian tập trung ý cho mỗi nón màu… Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghị góp thêm ý vào cho 1 nón màu nào đó (tuy vậy phải giữ đủ thời lượng cho mỗi nón màu).
·         Bước 1:
Nón trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội nón này  có nghĩa là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”.
·         Bước 2:
Nón lục: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
·         Bước 3:
– Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong nón lục.
– Viết ra danh mục các lợi ích  dùng nón vàng.
Nón vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án.  Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xảy ra.
– Viết các đánh giá, và các lưu ý trong nón đen. Đây là nón có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí.
·         Bước 4:
Nón đỏ: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.
Nón đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.
·         Bước 5:
Nón xanh dương: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.
Nón này là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng  (thí dụ như ý kiến “đội cho tôi cái nón lục, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái nón xanh này”). 
Nguồn: sachhay.com

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *