Người Hướng Đạo hãy lấy nước làm gương
NGƯỜI HƯỚNG ĐẠO HÃY
LẤY NƯỚC LÀM GƯƠNG
Đức Ngô Minh Chiêu, vị cao đồ của Đức Cao Đài Thượng Đế, thường hay nhắc nhở môn đồ của Ngài lời dạy của Thánh Xưa: hãy noi gương của người quân tử, giữ tánh như nước, nghĩa là phải chịu nhịn nhục, hạ mình xuống thấp như nước để chiều chuộng, độ đời.
Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Cao Đài Thượng Đế có dạy rất rõ ràng:
“Cái đức của người quân tử thường như nước vậy. Nghĩa là châu lưu khắp chảy tứ phương, gặp tròn, gặp méo, gặp dài, gặp vuông, nước cũng chiều theo được hết. Lại nước cứ từ cao chảy xuôi xuống thấp, nên người quân tử luống chịu hạ mình cho vừa lòng tất cả nhơn sanh. Tuy nước cứ tìm chỗ thấp, cứ chiều theo khuôn, cứ mềm với chúng, mà đến chừng ai muốn cho nó tiêu mòn sứt mẻ là chẳng làm sao hề hấn đến được lấy chút mảy may gì nó bao giờ! Người quân tử theo đời mà chẳng nhiễm đời, chiều người mà chẳng bợ người, tùy tục mà không đắm tục, cứ giữ tánh tình thanh bạch, tâm chí cao siêu, dẫu ai dầm cũng chẳng phai, ai giũa cũng chẳng mòn, nên bả lợi danh, mồi chung đỉnh có bao giờ trêu nhử được!”
“Cái đức của người quân tử thường như nước vậy. Nghĩa là châu lưu khắp chảy tứ phương, gặp tròn, gặp méo, gặp dài, gặp vuông, nước cũng chiều theo được hết. Lại nước cứ từ cao chảy xuôi xuống thấp, nên người quân tử luống chịu hạ mình cho vừa lòng tất cả nhơn sanh. Tuy nước cứ tìm chỗ thấp, cứ chiều theo khuôn, cứ mềm với chúng, mà đến chừng ai muốn cho nó tiêu mòn sứt mẻ là chẳng làm sao hề hấn đến được lấy chút mảy may gì nó bao giờ! Người quân tử theo đời mà chẳng nhiễm đời, chiều người mà chẳng bợ người, tùy tục mà không đắm tục, cứ giữ tánh tình thanh bạch, tâm chí cao siêu, dẫu ai dầm cũng chẳng phai, ai giũa cũng chẳng mòn, nên bả lợi danh, mồi chung đỉnh có bao giờ trêu nhử được!”
Vậy chúng ta hãy kiểm điểm những đức tánh của NƯỚC. Nước là một chất lỏng, thể hiện cho sự mềm mỏng, dịu dàng êm ái. Nước chiều theo dòng mãi mãi luân lưu, trôi chảy, chịu hòa mình uốn theo hình thể của kênh rạch, sông ngòi mà ra biển cả đại dương. Người tu hành ví Đạo pháp trường lưu như nước chảy không bao giờ dứt, tánh chất của nước nào có thay đổi hoặc có hình tướng chi đâu.
Nước hòa mình chịu thâu vào những vật đựng chứa nó dầu cho lớn nhỏ, tròn dài, vuông ngắn hay cong queo. Vì nước không có tướng riêng, nó bị biến ra nhiều hình tướng khác nhau bởi những vật đựng chứa nó ví như Đạo, nào có tướng đâu. Đạo vốn vô vi vô tướng, người đời đem tròng cái vỏ vào cái Đạo thì Đạo lại biến sanh nhiều hình, nhiều tướng. Nhân thế vì chấp tướng chấp hình danh, nên lần hồi đi đến chỗ sai thất chơn truyền bại hoại căn bản của nó.
Thôi thì như nước nào có tướng đâu để tự nó luân lưu trôi chảy theo dòng, khắp sông rạch ra đại dương biển cả, để được giữ vẹn cái tánh vô tướng của nó.
Nước thể hiện đạo trung dung, cương nhu năng chế, cường nhược năng hành của hàng quân tử, những bậc lãnh đạo quốc gia và tôn giáo.
Lúc gặp phải núi non hiểm trở những thác gành sừng sững, Nước vẫn hiên ngang, hùng dũng vượt qua chảy suốt, gặp đồng bằng, thung lũng, nước vẫn bình thản luân lưu thong dong êm ả dịu hiền.
Nước luôn luôn từ trên cao đổ xuống thấp để luân lưu rong chảy khắp mọi nơi mọi chốn, theo dòng nước của sông rạch ban rải mạch sống cho muôn loài vạn vật, thể hiện lòng từ bi của Phật, tánh bác ái của Tiên. Không cần ai biết đến, không cần ai khen thưởng.
Nước có đặc tính là vẫn giữ tánh nguyên thỉ của nó là Nước. Dầu nó bị câu thúc vào những vật đựng chứa nó dài, ngắn, dẹp, vuông, tròn méo nó vẫn không đổi tướng của nó, dầu chặt cũng không đứt, dầu bứt cũng không rời, dầu phơi cũng không khô, dầu đốt cũng không cháy.
Người quân tử, bực hướng đạo hãy xem gương đó mà lãnh đạo, hành đạo cho tròn trách nhiệm. Đừng để cho danh lợi sắc tài, quyền thế, địa vị, chức tước, bản ngã chi phối làm xao xuyến tâm tư bất biến như Nước của mình, cư trần mà bất nhiễm trần, vẫn khiêm nhường hạ mình độ đời, không để cho một ai bức bách hay dụ dỗ để thay lòng đổi dạ, chuyên nhứt hành chánh pháp, chánh đạo với chánh tâm diệt dục.
Hãy triệt để tuân hành lời dạy của Đức Chí Tôn Cao Đài Thượng Đế vừa nêu trên:
“Người quân tử theo đời mà chẳng nhiễm đời, chiều người mà chẳng bợ người, tùy tục mà không đắm tục, cứ giữ tánh tình thanh bạch, tâm chí cao siêu, dẫu ai dầm cũng chẳng phai, ai giũa cũng chẳng mòn, nên bả lợi danh, mồi chung đỉnh có bao giờ trêu nhử được!(…)Tuy nhiên, người quân tử càng trốn cái danh mà danh càng rạng tỏ, càng chiều với thế, mà thế vẫn tôn sùng, còn đứa tiểu nhơn lại càng chuộng cái danh mà danh càng nhơ nhớp, càng kiêu với thế mà thế vẫn thị khinh.”
“Người quân tử theo đời mà chẳng nhiễm đời, chiều người mà chẳng bợ người, tùy tục mà không đắm tục, cứ giữ tánh tình thanh bạch, tâm chí cao siêu, dẫu ai dầm cũng chẳng phai, ai giũa cũng chẳng mòn, nên bả lợi danh, mồi chung đỉnh có bao giờ trêu nhử được!(…)Tuy nhiên, người quân tử càng trốn cái danh mà danh càng rạng tỏ, càng chiều với thế, mà thế vẫn tôn sùng, còn đứa tiểu nhơn lại càng chuộng cái danh mà danh càng nhơ nhớp, càng kiêu với thế mà thế vẫn thị khinh.”
Hay, như lời khuyên của Đức Đông Phương Lão Tổ để luyện tánh: “Luôn luôn giữ tánh nguyên thỉ của nước vẫn là nước, dầu cho chặt cũng không đứt, dầu bứt cũng không rời, dầu phơi cũng không khô, dầu đốt cũng không cháy”.
Gặp cơn khảo đảo, trước mọi thị phi ngang trái trên đời hay cửa Đạo, người tu hành cần tâm niệm luôn luôn: quân tử tánh như nước để trì tâm nén lòng vượt qua khổ ải.
Trích Dặm Dài Gánh Đạo của Đạo Trưởng Chí Tín.
Bài viết khác:
Khuyến Nữ Hồi Tâm Kinh
Th
Tìm hiểu về pháp môn Công Phu - Quá quan phục thực
Mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Nguyên nhân ĐứcThượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam
Yếu lý Dương làm chủ và đôi điều cảm nhận về quyền năng, tình yêu thương của Đức Mẹ
Ngọc Kinh toàn tập
Tìm về nguồn an lạc thân tâm
Trả lời