Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật

Ngày đăng: 24-10-2010 | Lượt xem: 2631
 

LỊCH SỬ

PHÁP CHÁNH TRUYỀN VÀ TÂN LUẬT
ĐẠT TƯỜNG

I. PHÁP CHÁNH TRUYỀN:
1. Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài
1.1. Thầy ban PCT Cửu Trùng Đài Nam phái (7 bậc)
1.2. Đức Lý Giáo Tông ban PCT Cửu Trùng Đài Nữ phái
1.3. Đức Lý Giáo Tông bổ sung PCT Cửu Trùng Đài
2. Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài
2.1. Thầy ban PCT Hiệp Thiên Đài
2.2. Hộ Pháp Phạm Công Tắc bổ sung một số phẩm chức sắc HTD.
II. TÂN LUẬT
1. Đại Hội Tam Giáo diễn ra trong 3 tháng
2. Những ai tham gia soạn Tân Luật?

2.1. 2 Chưởng Pháp:
Ngọc CP-Trần Văn Thụ, Quyền Thượng CP-Trần Đạo Quang.
2.2. 3 Đầu Sư:
Thượng Trung Nhật, Ngọc Lịch Nguyệt, Thái Nương Thanh.
2.3. 3 Chánh Phối Sư:
. Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh.
. Có sự tham gia của 2 Chức Sắc Nữ.
3. Tiến trình lập thành Tân Luật

3.1. Buổi dâng Luật lần thứ nhứt

Thứ bảy, 25-12-1926 (âl 21-11 Bính Dần).
3.2. Buổi dâng Luật lần thứ hai (3 tuần sau)
Samedi 15-02-1927 (12-12 Bính Dần): Thầy bổ sung CP và ĐS.
Dimanche 16-01-1927 (13-12 Bính Dần)
3.3. Buổi dâng Luật lần thứ ba (1 tháng sau)
14-01 Đinh Mão Hội Thánh trình dâng Tân Luật lên Ơn Trên.
4. Đức Chí Tôn phê duyệt và ban hành Tân Luật
4 tháng 2 Đinh Mão (07.3.1927)
Tân Luật này ban hành kể từ ngày 01.6.1927
III. KẾT LUẬN
Hiện nay, trong thực tế phần đông tín hữu Cao Đài thường nói “Tân Luật – Pháp Chánh Truyền”! Trong thực tế chúng ta cũng thấy sách đạo với tựa đề rõ như thế.
Nhưng để hiểu đúng về mối liên hệ giữa hai văn bản luật này chúng ta nên tìm hiểu về quá trình hình thành của hai sự kiện lịch sử này.
I. PHÁP CHÁNH TRUYỀN:
Như chúng ta đã biết sau Đại Lễ Khánh Thành ngôi Thánh thất đầu tiên của ĐĐTKPĐ; Thánh thất Thiền Lâm Tự ở Gò Kén – Tây Ninh; cũng như Đại Lễ ra mắt Hội Thánh đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã ban Pháp Chánh Truyền.
Lúc ban đầu tên gọi được Đức Chí Tôn dùng là Phật Truyền Chánh Pháp [1], sau đổi là Pháp Chánh Truyền bao gồm PCT Cửu Trùng Đài và PCT Hiệp Thiên Đài.
1. Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài:
1.1. Thầy ban PCT.CTD Nam phái
a. Đêm Rằm rạng 16 tháng 10 Bính Dần, vào giờ Tý Đức Chí Tôn giáng đàn ban PCT.CTD Nam phái từ phẩm Giáo Tông cho đến Lễ Sanh.[2] (gồm 7 bậc)
b. Qua đêm thứ ba cuộc Đại Lễ, Thầy ban tiếp PCT phần Công Cử Chức Sắc.[3]
1.2. Đức Giáo Tông ban PCT Nữ phái.
Ngày 11 tháng giêng Đinh Mão 1927.
1.3. Về sau, Đức Lý Giáo Tông bổ sung phần Chức Việc áp dụng cho cả nam nữ.
Các phẩm Chánh Phó Trị Sự và Thông Sự được qui định trong Đạo Nghị Định số ba. [4]
2. Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài:
2.1. Thầy ban PCT.HTD
Ngày 12 tháng giêng Đinh Mão 1927, Đức Chí Tôn ban PCT.HTD. [5]
HTD chia làm 3 chi. Đứng đầu HTD là Hộ Pháp vừa trông coi Chi Pháp. Chi Đạo do Thượng Phẩm trông coi và Chi Thế do Thượng Sanh.
Trong ba chi có Thập Nhị Thời Quân: mỗi chi có 4 vị Thời Quân.
Nhưng trong lần ban ân đầu tiên này cho HTD chưa có vị trí Tiếp Đạo.
2.2. Về sau, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc bổ sung một số phẩm vị chức sắc HTD như các Bảo Quân, v.v…
Dimanche 02 Janvier 1927 (29-11 Bính Dần).
Sơn, Trung, nhị vị Giáo Hữu chẳng phải quì không đó thôi. Ðứng gần Thiên Cơ, đọc chữ cho Sĩ Tải viết… nghe à....
II. TÂN LUẬT
1. Đại Hội Tam Giáo sau khi PCT Cửu Trùng Đài nam phái được Thầy ban:
* Mười ngày sau trong Đàn ngày 26-10 BD, Thầy nghiêm khắc nhắc:
          “Trung, Thầy đã dặn từ nét về sự lập Luật tại Thánh thất, các con chẳng một đứa nhớ. Nếu Thầy để cho Thái Bạch giáng cơ thì các con đã bị quở. Thầy nói về sự lập Luật, con có nhớ gì đâu!
          Trung, ba vị Chưởng Pháp duy có Như Nhãn đã làm rồi, còn hai phái nữa thì chơi chơi nghỉ nghỉ. Vì sự biếng nhác của nó mà bị hành phải chết mà chớ! Chẳng một đứa biết lo.
          (Ngày 05.11 BD, Thượng Chưởng Pháp TƯƠNG qui liễu).
* 35. Thứ hai, 6.12.1926 (âl 02.11 Bính Dần)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI giáo đạo Nam phương
Hỷ chư môn đệ, chư ái nữ, chư nhu, chư tín nữ.
Trung: Bạch Thầy xin cho đình lại, qua ngày thứ bảy tới sẽ nạp Luật cho Thầy phê chuẩn.
– Phải ở luôn luôn nơi Thánh Thất đặng lập Luật sẵn.
Nghe Thầy dạy:
         * Khởi đầu lập Luật tu gọi là: Tịnh Thất Luật,
         * Kế nữa là lập Luật trị, gọi là Đạo Pháp Luật,
         * Ba là lập Luật đời gọi là Thế Luật.
Các con hiểu à !  . . . . . . .                 (ĐS. II. 71)
2. Những ai tham gia soạn Tân Luật?
          2.1. 2 Chưởng Pháp: (Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ và Quyền Thượng Chưởng Pháp Trần Đạo Quang).
          2.2. 3 Đầu Sư: (Thượng Trung Nhật, Ngọc Lịch Nguyệt và Thái Nương Tinh).
 “Thượng Trung Nhật, Ngọc Lịch Nguyệt …  … vì trước kia khi mới khai Đạo, lập Hội Thánh, tại Tòa Thánh Tây Ninh, chính tay Hiền Huynh đã soạn thảo bản Tân Luật và … đã được Thiêng Liêng phê chuẩn.” [6]
          2.3. 3 Chánh Phối Sư: (Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh)
           Có sự tham gia của 2 vị Chức sắc Nữ phái:
36. Tân Định, ngày 9-12-1926 (âl 5-11 Bính Dần).
THẦY
Con Thơ,
Con hỏi việc chỉnh luật, vậy phải à con.
Còn mai nầy, các Đạo hữu của con chờ con về, mà không sao, cứ đại tịnh lo làm Luật cho xong rồi sẽ về, đó con. Phải chờ chỉnh đốn Điều luật cho oai nghi đặng vạn quốc hưởng nhờ bảy chục muôn năm đó con. Ráng làm cho hoàn tất, rồi cầu Thầy sửa cho.
Phải mời Trần Lương Phu nhân chỉ biểu, và Hương Thanh phụ bút.
Kinh luật Tam giáo là cả thể lắm con. Việc quan hệ trong thế giới, chẳng phải tầm thường đâu. Còn như chuẩn Luật rồi, thiên hạ chúng sanh hưởng nhờ vô lượng công đức đó con.
Anh Trung và các Đạo hữu nhắc con hoài.
Thôi Thầy thăng.
3. Tiến trình lập thành Tân Luật
          Đây là một tiến trình Thiên Nhân hiệp nhất.
          3.1. Buổi dâng Luật lần thứ nhứt
a1. Thứ bảy, 18-12-1926 (âl 14-11 Bính Dần)

THÁI BẠCH 

Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội.
Thượng Trung Nhựt, hiền hữu nghe dạy :
Phải viết thơ cho các Thánh nói rằng: Buổi lập Luật phải ngưng sự phổ độ lại đôi chút. Lo cho xong Tân Luật thì mới truyền bá Chơn đạo rõ lý hơn.
Vậy ngày Đại lễ Thánh giáo Giáng sinh, phải có mặt tại đây cho đủ và nạp Luật cho kịp ngày ấy.
Làm lễ xong, qua ngày kế thì chư Thánh mặc Đại phục, vào Đại điện bái, rồi Hiền hữu biểu sắp ghế vòng theo Đại điện. Hiền hữu và Ngọc Lịch Nguyệt lên tọa bửu vị, rồi theo chức phận chư Thánh mà ngồi vòng hai bên như lúc hiền hữu còn tại Thượng Nghị Viện, đặng cãi luật đó vậy.
Hiền hữu chưởng quản làm chủ Hội, mỗi vị Thánh đều đặng quyền cãi lẽ, nghe à!
Phải giữ phép, kẻ trước người sau, tùy phiên nhau cho có lễ: phái Thái trước, phái Thượng giữa, phái Ngọc chót.
Phải viết thơ cho Tương và Trang nạp Luật cho kịp một lượt với Thơ, nghe à ! . . . (ĐS. II. 104)
a2. Vendredi 24 Décembre 1926 (20-11 Bính Dần).

THÁI BẠCH

Ðại hỉ, đại hỉ. Lão mừng cho chư Ðạo Hữu. Chỉnh đàn Thầy ngự.
Trung, hiền hữu nhớ mời hội từ 6 giờ mơi chí 11 giờ nghỉ, từ 2 giờ tới 6 giờ nghỉ, tối từ 8 giờ tới 11 giờ nghỉ.
Như chưa hoàn toàn ngày mai cũng phải vậy. Thầy dặn phải tuân y theo lời. Luật lệ truyền lâu dài, chư Ðạo Hữu phải rán cẩn thận nghe à.
a3. Thứ bảy, 25-12-1926 (âl 21-11 Bính Dần).

THÁI BẠCH

… Vậy Lão giao ba Bộ Luật hiệp một cho Thái Thơ Thanh trước, nội trong một tuần lễ, phải hiệp thế nào cho ba Bộ ba phái chung vô làm một, qua tuần nữa tới Thượng Tương Thanh, kế một tuần nữa tới Ngọc Trang Thanh, nghĩa là trong ba tuần nữa phải lập thế nào cho rồi Luật lệ, đem về Thánh Thất đặng cãi lại nữa. (ĐS. II. 120)
a4. Dimanche 26 Décembre 1926 (22-11 Bính Dần).

THÁI BẠCH

Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Trung, hiền hữu nhớ viết thơ cho chư Thánh ngày cải luật phải đủ mặt, bằng ai chẳng tuân mạng Lão trục xuất nghe à…. Chỉnh đàn Thầy ngự.
          3.2. Buổi dâng Luật lần thứ hai
          3.2.1. Samedi 15 Janvrier 1927 (12 tháng Chạp Bính Dần).

THÁI BẠCH

Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu lui.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu cũng nên để tịnh tâm đặng lo cải Luật, chẳng nên ham vui quá nghe. Thầy sẽ ngự trong lúc cải Luật. Lão giáng cơ trước khi mở hội. Vậy khi chư Thánh đủ mặt phải cầu cơ cho Lão dạy việc, chừng Lão ngự Ðại Ðiện thì tức cấp khai hội liền.
Hết thảy đều mặc Ðại phục trong khi cải Luật, chẳng nên thay Tiểu phục; chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ngự xem coi ra khiếm lễ vậy … nghe à … tuân.
Ngày nay chẳng dạy văn, Lão để chư Ðạo Hữu tịnh trí.

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ VIẾT CAO ÐÀI GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG

Các con,
Nhị Chưởng Pháp, nhị Ðầu Sư tọa vị.
Ðạo Quang, con phải Quyền Chưởng Pháp.
Nương, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến. Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Ðạo nghe. Thầy phong con chức Thái Ðầu Sư, phải hành Ðạo mà hiệp sức phổ độ phái Thái. Thái Minh Tinh bị Lý Bạch cách chức.



3.2.2. Dimanche 16-01-1927 (13-12 Bính Dần): Ðức Thái Bạch dạy lập Tân Luật

THÁI BẠCH

Lão khen chư Ðạo Hữu, đại hỉ, đại hỉ, đại hỉ.
Thượng Tương Thanh, coi Lão hành sự mà học chước.
Mời Chưởng Pháp phái Nho. Chư Hiền Hữu bình thân. Ðứng bài ban.
Chưởng Pháp, Ðầu Sư tọa vị.
Phối Sư Tam Giáo tới trước.
Thái Thơ Thanh phải ôm bộ Chú giải các Luật, Tân Luật của chư Hiền Hữu cải đó nữa.
Thơ Thanh ôm chí mày dâng cho Tương Thanh, rồi Tương Thanh cũng phải làm như vậy mà giao cho Trang Thanh phò.
Bái nhau ….
Trang Thanh ôm Luật, hiệp với nhị vị Hiền Hữu đến dâng cho ba vị Ðầu Sư. Ba vị Ðầu Sư đồng đứng dậy bái mà tiếp Luật một lượt, thế nào sáu bàn tay đều có trong mấy bộ Luật.
Ngay giữa ….
Cả ba tiếp dâng lên Chưởng Pháp. Hai vị Chưởng Pháp cũng phải bái mà tiếp một lượt, đội dâng lên Ðại Ðiện.
Day vô … Ðưa lên chí trán nghe dạy:
Lão giao Luật này cho nhị vị Chưởng Pháp xem xét lại nữa trong một tháng phải rồi mà giao lại cho Hộ Pháp cầu Lão sửa Luật. Phải làm một phòng thanh tịnh mà giả làm Hiệp Thiên Ðài; Thập Nhị Thời Quân phải có mặt; Thượng Sanh, Thượng Phẩm phải có mặt khi cầu Lão. Phải tái cầu nghe dạy.
Nhị vị Chưởng Pháp [7] đem Luật để ngay tượng Lão một đêm nay.(…)
Ðem Luật để lên rồi xuống tọa vị.
Lên đầu … để xuống ….
Chư Thiên Phong đồng lạy Thầy.

3.2.4. Ngày 17-01-1927 (14-12 BD): Ðức Thái Bạch & Ðức Chí Tôn dạy lập Tân Luật.

THÁI BẠCH

Hỉ chư Ðạo Hữu,
Nhị Ðạo Muội, Lão rảnh sẽ nói chuyện nghe. Khai môn.
Lão đương quyền là Giáo Tông, ngặt nỗi Lễ chức chưa có đặng giao Luật lại. Vậy Lão cậy nhị vị Hiền Hữu, Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt, thế giùm chức ấy, lên Ðại Ðiện phò Luật, đặng giao Hiệp Thiên Ðài cho Hộ Pháp.
(Thượng Sanh vắng mặt)… Một ngày bỏ làm việc, chẳng đặng sao há?
Hộ Pháp, Thượng Phẩm nghe dạy: Nhị vị Hiền Hữu lên bàn đứng theo phẩm mình đợi Luật đến, bái tiếp rồi Hộ Pháp bắt ấn tay mặt của Hộ Pháp mà để trên chồng Luật ấy. Còn Thượng Phẩm thì lấy cây quạt mà che trên. Nhị vị Chưởng Pháp khi tọa vị rồi đến Ngai bái thì hai người phải bái lại như lúc hành lễ hôm qua.
Hộ Pháp khi đưa Luật thì nói: Kỳ một tháng nạp lại.
Ngọc Lịch Nguyệt dạy em bắt ấn Tý, khai môn cho hết thảy chúng sanh xem; vì là Luật truyền thế ai cũng như nấy.
          3.3. Buổi dâng Luật lần thứ ba
          3.3.1. Mercredi 9 Février1927 (Mùng 8-1 Ðinh Mão).

THÁI BẠCH

… Lão đã nói, Ðạo đã lập thành, vậy cây cờ chơn chánh đã vững gốc đặng làm biểu hiệu cho cả chúng sanh dòm lấy đó mà đến nơi Bạch Ngọc Kinh… …
Thượng Trung Nhựt, Lão đã nói, mà Thầy cũng đã nói trước rằng: Khi thành Ðạo, nghĩa là khi Tân Luật phát hành
Chư đạo muội khá hội đủ ngày nạp Luật.
          3.3.2. Một tháng sau khi nhị vị Chưởng Pháp xem xét, ngày 14 tháng giêng Đinh Mão Hội Thánh trình dâng Tân Luật lên Ơn Trên.
          Đến thời điểm này, 3 tháng Khai Minh Đại Đạo cũng chuẩn bị kết thúc.
4. Đức Chí Tôn phê duyệt và ban hành Tân Luật
          4.1. Đức Chí Tôn ân phê và ban hành ngày mùng 4 tháng 2 Đinh Mão (7.3.1927)
          “Trung, con cũng cho các đạo hữu rõ rằng: Tân Luật đã lập thành.
          Hội Thánh cứ đó mà ban hành.” [8]
          4.2. Hội Thánh cho in quyển Tân Luật và phát hành trong năm 1927
          Cuối lời Tiểu Tựa của quyển Tân Luật có câu: “Tân Luật này ban hành kể từ ngày 01.6.1927


III. KẾT LUẬN
1. Qua khảo sát về lịch sử Đại Lễ KMĐĐ, vậy nên nói theo thứ tự hình thành là Pháp Chánh Truyền – Tân Luật.
2. Thầy ban PCT.CTĐ
. Khởi đầu với PCT. CTĐ Nam phái
. 10 ngày sau, Thầy nghiêm khắc nhắc việc tiến hành lập Luật.
3. Tiến hành soạn và dâng trình Tân Luật qua 3 giai đoạn
. Noel 1926, khởi đầu quá trình thảo luận, giao 3 vị Phối Sư xem xét
. 3 tuần sau, 1927, Hội lần 2 chuyển qua HTD rồi chuyển lại cho Chưởng Pháp xem xét tiếp trong 1 tháng.
. Đến Trung tuần tháng giêng Đinh Mão 1927, PCT.CTD Nữ phái rồi PCT.HTD mới được ân ban.
Vào thời điểm này Tân Luật đã bước sang giai đoạn kết thúc việc dâng trình
Qua đó cho thấy PCT. CTD Nam phái là nền tảng cho Tân Luật.
4. Khi Tân Luật được ban hành (01.6.1927), việc thâu nhận tín đồ qua cơ bút chánh thức chấm dứt vào đầu tháng 7 Đinh Mão, từ đó theo Tân Luật mà áp dụng.




[1] Thứ ba, 16-11-1926 (âl 12-10 Bính Dần)
“Thầy dặn: Hành lễ rồi thì phải biểu Lễ sanh xướng: “Thiên phong phò loan” đặng Thầy lập Phật Truyền Chánh Pháp.
Cư, Tắc phải để Thiên phục vậy mà phò cơ nghe.”
[2] Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 2 trang 61.
[3] Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 2 trang 66.
[4] PCT chú giải, mục IX Quyền Hành Chánh Trị Sự.
   Hội Thánh ban hành sáu Đạo Nghị Định vào ngày mùng 3 tháng 10 Canh Ngọ.(1930)
[5] Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 2 trang 82.
[6] Thiên Lý Đàn, mùng 07 tháng 2 Bính Ngọ (26.02.1966)
[7] Gồm Ngọc CP Trần Văn Thụ và Quyền Thượng CP Trần Đạo Quang, không có ông Như Nhãn
[8] Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 2, xb 1966 trang 37.

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *