Ý vị của Phương Đông

Ngày đăng: 23-03-2014 | Lượt xem: 1987

calling-card2

Truyện kể rằng, có một vị thống đốc Kyoto nghe tiếng thiền sư Keichu nên mới đến viếng thăm. Người thị giả trình tấm danh thiếp của viên thống đốc, trên đó ghi: “Kitagaki, Thống đốc Kyoto”.

Thiền sư Keichu bảo người thị giả: “Ta chẳng liên quan gì đến người này. Bảo ông ta rời khỏi đây ngay”.

Người thị giả mang trả tấm danh thiếp với lời xin lỗi. Viên thống đốc nói: “Đó là lỗicủa tôi”.

Rồi ông ta lấy bút chì gạch bỏ ngay dòng chữ “Thống đốc Kyoto” và nói: “Xin thưa lại với sư phụ lần nữa”. Lần này, thiền sư vừa nhìn thấy tấm danh thiếp đã kêu lên: “Ồ, là Kitagaki đó sao? Ta muốn gặp ông ta.”

Ở đây ta bắt gặp hai tinh thần THIỀN lớn.

– Thiền sư Keichu không vì hai chữ “thống đốc” mà gợn sóng lòng. Còn mang hai chữ “thống đốc” là còn mang danh, là còn chưa buông bỏ được, là còn chưa nói chuyện với nhau được. ĐẠO KHÔNG ĐỒNG THÌ KHÓ NÓI CHUYỆN VỚI NHAU ĐƯỢC.

– Thống đốc Kitagaki cũng thật đáng khen. Ngài kịp nhận ra lỗi lầm của mình “CHƯA TẨY TRẦN MÀ MUỐN GẶP PHẬT”, cho nên tự giác sửa chữa. Tinh thần buông bỏ danh vị “thống đốc” để chỉ còn là Kitagaki xin gặp thiền sư chính là tinh thần của đốn ngộ hốt nhiên thành Phật vậy!
Đấy chính là ý vị của phương Đông.

Sưu tầm

 

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *