Nghệ thuật cám ơn

Ngày đăng: 04-09-2010 | Lượt xem: 2172
NGHỆ THUẬT CÁM ƠN

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng xem một đoạn video clip về dạy con nói lời cám ơn:

HÃY HỌC NÓI LỜI CÁM ƠN!

Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé. Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác- bất cứ họ là ai em nhé.
Em uống nước, không để ý nên nước rơi ra sàn nhà lênh láng, người đàn bà lớn hơn tuổi mẹ em (giúp việc trong nhà) lặng lẽ lấy khăn khô lau nước đi vì sợ em bị trơn ngã. Em đánh vỡ chiếc cốc thủy tinh, những mảnh vỡ văng ra ở khắp nơi, bác ấy vội vàng chạy tới gom nhặt vì sợ em giẫm phải. Sau mỗi lần như thế em cúi mặt lẻn mất và không nói một lời nào. 
Tôi đến là cô giáo dạy thêm của em vào 3 buổi chiều khác nhau trong tuần. Bác ấy lập cập ra mở cửa, thấy vậy em quát lớn “Bà này chậm quá, nhanh ra mở cửa cho cô giáo”. Em nói trống không với bác còn tiếp tôi với một nụ cười thật tươi có lẽ bởi vì tôi chịu ngồi nghe em nói. Em kể những câu chuyện không đầu không cuối về vài ba anh chàng khác nhau, về quần áo, về những tin nhắn trên yahoo.
Trong giờ nghỉ giải lao của mỗi buổi học, bác lại bưng cho cô trò mình nước uống, đồ ăn nhẹ là kẹo, bánh, hoa quả… Tôi nhận sự quan tâm ấy bằng cả hai bàn tay, còn em lại tỏ ra khó chịu về sự hiện diện ấy. Em bĩu môi chê nước uống, hoa quả đồ ăn chán.
Bác ấy từ quê ra, vùng quê mà năm nào cũng bão, cũng tốc mái đổ nhà. Bác ấy thật thà, ít nói thỉnh thoảng với vài thứ hiện đại trong nhà em, bác ấy thấy lạ và không biết bật mở, không biết điều khiển bởi bác không biết tiếng Anh. Điều đó đáng được thông cảm. Nhưng em lại chê bác ấy quê mùa.
Tôi không thấy em nói lời cảm ơn, tôi không thấy em hài lòng, tôi không thấy sự thông cảm ở em. Có phải tại bác chậm chạp, bác đi làm thuê và được bố mẹ em trả công? Hay là vì bác không biết tiếng Anh và nhà bác nghèo?
Em có biết mình mắc lỗi? Lỗi phân biệt hèn sang, phân biệt giàu nghèo, lỗi thiếu cảm thông và lỗi không lễ phép với người lớn. Nếu em biết bác có hai đứa con trai đều học giỏi, bác biết làm đủ mọi công việc đồng áng, biết đủ mọi thứ ở quê mà em nên học hỏi bởi trong sách giáo khoa không có, thì em sẽ thấy bác ấy đáng kính trọng và đáng nể phục biết nhường nào!
Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé. Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác dù họ là bất cứ ai em nhé!

Phan Thị Tĩnh – cmvn.org.vn


CÁCH NÓI MỘT LỜI CÁM ƠN (ST)

Cảm ơn một ai đó không chỉ là cử chỉ, thói quen… Đó là cách bạn bày tỏ lòng tôn trọng và cảm kích.
Là cách khiến người được cảm ơn sẽ biết rõ rằng họ đã làm đúng và bạn bớt áp lực của sự mang ơn, chính việc cảm ơn nâng tầm bạn lên ở cảm giác cảm kích.
Các bước thực hiện
• Dẹp lòng tự cao của bạn qua một bên
Bạn ít có khuynh hướng cảm ơn ai đó nếu bạn cảm thấy mình xứng đáng với những gì người ta dành cho bạn. Nói cách khác, bạn có nhớ nói lời cảm ơn những việc bạn xem như thông lệ không? Lời cảm ơn mang lại cho người nhận nó cảm giác thỏa mãn về hành động của mình vì bạn đã công khai bày tỏ lòng cảm kích của bạn đối với nỗ lực và thời gian của họ.
• Đừng lạm dụng
Cứ nói lời cảm ơn cho mỗi việc vụn vặt một cách máy móc sẽ làm giảm sự chân thành của lòng cảm kích. Cũng giống như nói “tôi thương bạn”, hãy dùng nó tiết kiệm, mãnh liệt, đừng nói qua loa lấy có và khách sáo. Nhìn sâu vào mắt người nhận là một cử chỉ nho nhỏ để truyền đạt sự chân thành trong lời cảm ơn của bạn.
• Đừng quên
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh người vừa mang đến cho bạn một hành động đáng cảm kích. Vài lần trong ngày, hãy suy nghĩ xem ai đó làm gì cho bạn, có phải trách nhiệm của họ hay đó là món quà thời gian và sự quan tâm mà họ dành cho riêng bạn.
Hãy luôn ghi nhớ: chẳng hạn như kết thúc thư điện tử của bạn bằng dòng “cảm ơn bạn đã dành thời gian và quan tâm” để thể hiện sự chân thành của bạn khi ai đó dành thời gian đọc thư của bạn, trả lời một yêu cầu hay tiếp nhận một thông điệp.
• Hãy viết ra
Nếu ai đó tặng bạn một món quà hay mời bạn đến nhà chơi, hãy dành thời gian sau đó viết một bức thư cảm ơn nho nhỏ và gửi theo đường bưu điện.
• Thay đổi lời lẽ
Hãy thử thêm những câu “ Tôi thật cảm kích khi…”, “Chị thật tốt khi…” và “Tôi nợ bạn một lần…” trước khi viết “Cảm ơn nhiều”, “Cảm ơn bạn”.
• Hãy cụ thể một chút
Hãy nói cho ai đó biết rằng những gì họ đã làm, những gì họ đã cho khiến cuộc sống của bạn thêm đầy đủ, trọn vẹn. Chẳng hạn như, nếu ai đó cho bạn một máy chụp ảnh kỹ thuật số, thêm vào việc nói “cảm ơn”, hãy nói cho họ biết “cái máy này thật tuyệt để dành chụp ảnh cho em bé mới sinh của mình. Tôi mơ ước gởi ảnh điện tử cho bạn bè biết bao. Và bây giờ thì mình có thể rồi đây”.
Bí quyết
• Đừng chỉ nói “cảm ơn”. Hãy bày tỏ lòng cảm kích.
• Hãy nói bạn thân và gia đình kể cho bạn nghe lần gần đây nhất mà ai đó bày tỏ lòng cảm ơn với họ, hãy ghi nhớ ý nghĩa của việc đó cho lần sau khi bạn đi xa.
• Ngay cả khi bạn bỏ lỡ cơ hội nói lời cảm ơn ai đó, hãy trân trọng những gì người đó dành cho bạn. Hãy tập thành thói quen trân trọng những việc người khác làm cho bạn.

LÒNG BIẾT ƠN

“Trong từng ngày sống của mình, bạn phải thấy rằng: Không phải vì được sống hạnh phúc mà bạn mới biết ơn cuộc sống, mà chính thái độ biết ơn cuộc sống mới khiến cho bạn cảm thấy hạnh phúc.”

Khuyết danh

Viết sách về đề tài sống đẹp là một công việc mà tôi yêu thích, nhưng tôi luôn lo rằng mọi người sẽ cho tôi là một kẻ đạo đức giả. Đó cũng là lý do mà tôi phải hết sức cẩn thận khi viết về những đề tài như: lòng tốt, lòng biết ơn, tính độ lượng, kiên nhẫn, thành thật với chính mình và với người khác…
Tôi đã đọc sách của những tác giả khác cùng viết về đề tài này và tôi đã suy nghĩ về những điều đó rất nhiều. Tôi cố gắng thực hành những điều mà tôi đã học được. Tôi luôn chú ý đến chữ “thực hành”, vì nếu không, những gì tôi đã học và đã viết sẽ trở thành vô nghĩa.
Đó cũng là lý do vì sao tôi khẳng định cùng các bạn rằng, một trong những cách hay nhất để chúng ta có thể sống hạnh phúc, đó là: hãy biết ơn cuộc sống. Tôi đã thực hành thái độ biết ơn cuộc sống suốt hơn mười năm qua, và đã đúc kết lại những trải nghiệm của mình trong cuốn sách “The Grateful Heart” (Tấm lòng biết ơn). Sau đó, tôi đã tiếp tục phát triển đề tài này trong vài năm nữa và đúc kết thêm trong quyển sách mang tựa đề “Attitudes of Gratitude” (Thái độ biết ơn cuộc sống). Có thể nói, những gì tôi viết ra đều là kết quả của quá trình đúc kết có tính chất gạn lọc cùng những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống!
Thật vậy, một khi chúng ta có thái độ biết ơn cuộc sống về những gì chúng ta đang có, chúng ta sẽ nhận ra mình hạnh phúc đến nhường nào. Và việc nhận biết một cách rõ ràng những điều đang làm cho mình hạnh phúc sẽ khiến chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Có một câu châm ngôn của Ailen rằng: “Hãy đếm những niềm vui của bạn thay vì đếm nỗi buồn. Hãy đếm những người bạn tốt hơn là đếm kẻ bạn thù ghét”.
Việc thực hành lòng biết ơn thật đơn giản, nhưng với một số người thì lại không dễ dàng. Gần đây, tôi có gặp một khách hàng tên Rose. Khi tôi đề nghị cô hãy thử đếm những điều may mắn mà cô đã có trong cuộc sống, cô trả lời: “Em rất muốn biết ơn những điều may mắn mà em đã có trong cuộc sống. Nhưng cứ mỗi lần em nghĩ về thái độ biết ơn như vậy thì những điều tồi tệ khác trong cuộc sống lại hiện lên đầy rẫy trong em. Em thấy thật là nực cười khi mình tỏ ra biết ơn cuộc sống, trong khi hiện thực trước mắt đâu có mấy điều tốt đẹp!”.
Tôi phải giải thích cho Rose hiểu rằng, biết ơn cuộc sống không có nghĩa là phủ nhận những chuyện khốn nạn, tồi tệ vẫn đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng chính vì lâu nay chúng ta thường chỉ chú ý đến những điều tồi tệ mà ít khi thấy rằng cuộc sống vẫn còn có rất nhiều điều may mắn, tốt đẹp. Tôi khuyến khích Rose hãy dành ra hai phút mỗi ngày để thử suy nghĩ về những điều may mắn trong cuộc sống của cô, rồi chú ý đến hiệu quả của thái độ biết ơn này xem sao? Một tuần sau, Rose điện thoại cho tôi: “Em đã thực hành như vậy rồi, chị ạ! Em nhận ra em có rất nhiều thứ để biết ơn cuộc sống. Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, em cũng vẫn có thể biết ơn cuộc sống, vì nhờ hoàn cảnh khó khăn mà em càng hiểu ra giá trị của hạnh phúc và học được những bài học quý giá về thái độ sống”. Khi nghe Rose tâm sự như vậy, tôi có thể chắc chắn một điều rằng, những khó khăn mà Rose gặp phải sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn rất nhiều một khi cô đối diện với chúng bằng thái độ biết ơn cuộc sống.
Trong cuộc sống, có rất nhiều điều bình thường đến nỗi chúng ta cảm thấy nó bình thường quá, giản dị quá, nên chúng ta chẳng bao giờ thấy mình cần phải có thái độ biết ơn cả! Một bữa ăn tối cùng với cha mẹ có làm cho bạn cảm thấy biết ơn cuộc sống không? Một cuộc gặp gỡ bất ngờ với một người mà bạn vẫn hằng mong ngóng, nhớ thương có tạo cho bạn cảm giác biết ơn không? Chắc là bạn cũng không để ý gì nhiều đến những việc đó phải không? Vậy thì bạn hãy biết ơn cuộc sống, vì cha mẹ của bạn vẫn được khỏe mạnh, vì bạn vẫn còn có những phút giây sum vầy đầm ấm bên gia đình, và vì vòng xoay trái đất đã giúp bạn tìm thấy lại một người thương yêu.
Trước khi Ana, con gái tôi, biết nói, cháu thường chỉ ngón tay về phía Don – chồng tôi – và tôi. Mỗi lần cháu làm vậy, vợ chồng tôi lại nhìn nhau cười hạnh phúc biết bao. Bạn biết không, chỉ một cử chỉ nho nhỏ của con trẻ thôi nhưng cũng nói lên rất nhiều điều: tình thương yêu, sự quan tâm, mối gắn kết… giữa mọi thành viên trong gia đình. Vì thế, bạn hãy thực hành thái độ biết ơn cuộc sống vào mỗi buổi sáng, ngay khi vừa thức dậy, bởi mỗi một ngày bạn được sống trên cuộc đời này cũng đã là một món quà vô giá rồi!
Có những khoảnh khắc bất chợt gợi lại trong tôi ký ức về một mối xung đột, thù hằn, về một người đã từng xúc phạm đến tôi, gia đình tôi. Trong lòng tôi lại dâng lên một cảm giác căm ghét, phẫn uất, muốn trả đũa người đó. Thế nhưng, ngay lúc ấy, tôi suy nghĩ về những điều may mắn, tốt đẹp khác mà mình đang có trong cuộc sống. Tôi đang có một gia đình hạnh phúc: chồng tôi rất yêu thương tôi, con gái tôi rất ngoan. Tôi đang có những công việc thật thú vị. Bấy nhiêu điều may mắn, tốt đẹp như vậy chẳng đáng để tôi biết ơn cuộc sống hay sao? Tại sao tôi lại cứ phải hành hạ mình chỉ vì một mối quan hệ không tốt đã trôi qua trong quá khứ? Nghĩ thế, bỗng nhiên, cảm giác oán hận trong tôi tan biến. Lòng tôi trở nên thanh thản, hạnh phúc, và tôi chẳng còn nghĩ đến chuyện trả đũa người đó.
Cuối cùng, tôi muốn nói thêm về một ích lợi nữa của thái độ biết ơn cuộc sống, đó là: thái độ biết ơn cuộc sống sẽ làm cho chúng ta tránh được nguy cơ rơi vào lòng tham vô đáy. Theo lẽ thường tình, ít có ai trong chúng ta cảm thấy hài lòng, mãn nguyện với những gì mình đang có, mà chúng ta thường mong đợi một cái gì đó khác hơn, lớn lao hơn, xa vời hơn… Chính lòng tham đó là nguồn gốc của biết bao nỗi khổ trong cuộc đời này. Nhờ có thái độ biết ơn cuộc sống, biết ơn những gì mình đang có, chúng ta tránh được thói tham lam, và như vậy cũng đủ để chúng ta sống quá hạnh phúc rồi!

                                           Nguồn: Hạnh phúc không khó tìm – First News và NXB Tổng hợp TPHCM
9 CÁCH CÁM ƠN THAY CHO LỜI NÓI

Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống bạn phải sử dụng đến lời cảm ơn như một vũ khí sống hữu hiệu. Ngoài lời cảm ơn thông thường và “hơi khách sáo”, bạn có thể có những hành động trả ơn thiết thực hơn. Hãy tham khảo 9 tình huống dưới đây nhé.
1. Tình huống: Bạn thân của gia đình luôn mời bạn và “ông xã” đến ăn tối vào cuối tuần.
– Cách cảm ơn: Đừng quên mang theo một món quà nho nhỏ. Đó có thể là giỏ trái cây hay chiếc bánh kem.
2. Tình huống: Khi bạn vắng nhà, hàng xóm nhận hộ tạp chí mà bạn đặt dài hạn. Ngoài ra, họ cũng sẵn lòng chăm sóc cây cảnh, nuôi giúp chú cún cưng của bạn.
– Cách cảm ơn: Hãy tặng người hàng xóm đáng yêu của bạn vài CD nhạc mới nhất, hoặc một lọ cắm hoa thật dễ thương.
3. Tình huống: Bạn bận bịu đến nỗi không thể đi chợ. Cô bạn ở gần nhà vui vẻ mau giúp bạn nhiều thứ.
– Cách cảm ơn: Hãy tặng cô ấy một đĩa thức ăn thật ngon do chính tay bạn nấu.
4. Tình huống: Vợ chồng bạn đi ăn tiệc và phải gửi con ở nhà hàng xóm đến tận khuya.
– Cách cảm ơn: Hãy mời họ đi chơi cuối tuần với gia đình bạn. Tốt nhất, bạn nên tổ chức cắm trại để lũ trẻ có nơi chơi đùa.
5. Tình huống: Mặc dù công việc bận rộn nhưng chị của bạn vẫn đến thăm em gái đều đặn mỗi tuần.
– Cách cảm ơn: Hãy sắp xếp một ngày nào đó đến nhà chị ấy. Nhớ mua vài món quà có thể làm nên bữa tiệc nho nhỏ như bánh mì, chả lụa, patê, chả giò đông lạnh…
6. Tình huống: Ông xã bạn muốn đãi khách ở nhà. Bạn chỉ có một mình nên khó xoay xở được mọi việc. Người hàng xóm tình nguyện nhiệt tình giúp bạn một tay.
– Cách cảm ơn: Hãy một một xấp vải thật đẹp hoặc một món trang sức xinh xắn, bỏ vào hộp có thắt nơ và trao tận tay người hàng xóm dễ thương ấy.
7. Tình huống: Bạn và người hàng xóm đều nuôi chó. Thế nhưng bạn có ít thời gian tắm rửa hay dắt chó đi dạo. Người hàng xóm đề nghị giúp bạn vì đằng nào cô ấy cũng phải chăm sóc cho cún cưng.
– Cách cảm ơn: Rủ cô bạn dễ thương ấy đi siêu thị. Bạn nên mua một lọ kem dưỡng da tay để tặng cô ấy. Đừng quên hộp thực phẩm lớn dành cho chú cún của nhà hàng xóm nữa.
8. Tình huống: Thỉnh thoảng do công việc, bạn và ông xã không thể đón con đúng giờ. Một người bạn ở gần nhà bạn: “Để đó tôi đón cho”. Khi bạn về nhà, cục cưng đã được tắm rửa sạch sẽ.
– Cách cảm ơn: Lâu lâu, bạn có thể rủ người bạn ấy đi “làm đẹp” như masage, gội đầu. Một chai nước hoa cũng sẽ làm cô ấy thích đấy.
9. Tình huống: Công việc dồn dập khiến bạn mờ cả mắt. Cô bạn đồng nghiệp đề nghị hỗ trợ ngay.
– Cách cảm ơn: Rủ cô ấy đi ăn sáng vào hôm sau. Chú ý công việc của cô ấy để tìm cơ hội trả ơn.
Những cách cư xử “đẹp” luôn được đáp lại bằng thái độ đẹp không kém.

Theo Tiếp Thị Gia Đình

TRUYỆN NGẮN VỀ LÒNG BIẾT ƠN

Khi tôi còn là học sinh tiểu học, cô giáo của tôi đã tập cho cả lớp một thói quen mà khi ấy chúng tôi chỉ xem nó đơn thuần như một trò chơi, đó là nói lên lòng biết ơn của mình.
Cứ vào giờ sinh hoạt lớp mỗi thứ sáu hàng tuần, thế nào cô cũng dành thời gian để hỏi mỗi đứa chúng tôi về bất cứ điều gì chúng tôi cảm thấy biết ơn.
Cả lớp rộn ràng hẳn lên vì ai cũng có ý kiến của riêng mình, và rồi òa ra cười trước những câu trả lời thú vị như: “Em biết ơn chiếc xe đạp của em!”, “Em cảm ơn búp bê Shirley Temple của em!”; và nhiều lời biết ơn ngộ nghĩnh khác.
Khi đến lượt mình, cô giáo nhắm mắt lại và chậm rãi: “Tôi cảm ơn đôi mắt vì đã cho tôi nhìn thấy, cảm ơn đôi tai vì đã cho tôi nghe, cảm ơn đôi chân vì đã giúp tôi bước, cảm ơn những ngón tay đã giúp tôi cầm,… “. Lúc ấy, tất cả đám học sinh chúng tôi chỉ cảm thấy đó quả là một ý kiến rất đáng buồn cười. Đối với chúng tôi, những điều mình biết ơn phải là vật gì đó quý giá hay đặc biệt thú vị như bộ đồ chơi, chiếc áo mới,… chứ nào có phải những thứ hiển nhiên như cô giáo đã nói.
Nhưng càng lớn dần lên, tôi càng thấm thía lời cô. Đó là khi tôi thấy một em bé với đôi mắt mù lòa, thấy được đôi chân tật nguyền của bác cựu chiến binh ở cuối phố hay một lần thử qua cảm giác chính mình bị gãy tay. Những điều bình thường nhất ấy hóa ra lại là những gì quan trọng nhất mà chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn. Hãy tập cảm ơn cuộc đời. Ngay cả khi bạn không có được mọi sự như ý mình muốn thì ít ra bạn cũng không đau ốm, tật nguyền, nhưng dù bạn có gặp vấn đề về sức khỏe như thế thì dẫu sao bạn vẫn còn đang sống trong cuộc đời này. Vì thế chúng ta phải biết ơn tất cả!

Nguồn: Bí mật tình yêu – First News và NXB Trẻ TPHCM

Sự biết ơn chỉ giữ trong lòng chưa hẳn là một đức tính tốt. Chúng ta cần phải tìm mọi cơ hội để đền đáp lại ân tình mình đã nhận được, nếu không cho ân nhân của mình thì cũng cho mọi người trong cuộc sống này.

Ruth Benedict

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.
Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi – Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.

                                                                           Phương Thảo

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *